Art Nouveau là gì? Ứng dụng trong thiết kế nội thất
Art Nouveau là một thuật ngữ thỉnh thoảng xuất hiện trên báo chí khi viết về kiến trúc và hội họa. Vậy phong cách Art Nouveau là gì và phạm vi ảnh hưởng của nó chỉ trong kiến trúc và hội họa? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Không thể phủ nhận được giá trị to lớn mà kiến trúc phương Tây đóng góp cho nhân loại. Các kiến trúc sư luôn tìm cách để ứng dụng nghệ thuật vào trong thiết kế nội thất một cách linh hoạt, mới mẻ. Sự ra đời của phong cách thiết kế Art Nouveau là một ví dụ điển hình.
Phong cách Art Nouveau là gì?
Art Nouveau là một trường phái nghệ thuật quốc tế có nguồn gốc từ Châu Âu, xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và kéo dài đến đầu thế kỷ 20, trước Thế chiến thứ nhất.
Art Nouveau trong tiếng Pháp là "nghệ thuật mới", còn được biết đến với nhiều tên gọi như nghệ thuật Juosystemtil-young trong tiếng Đức, Stile Liberty (tiếng Ý), Modernisme (tiếng Tây Ban Nha). Ở nước ta, thuật ngữ này được Việt hóa với tên gọi là "Nghệ thuật Trường phái "Nouveau".
This Trào lưu được đặt tên theo một cửa hàng ở Paris hoạt động với mục tiêu thúc đẩy và ủng hộ các ý tưởng nghệ thuật hiện đại: "? La Maison de l Art Nouveau" Nó chịu ảnh hưởng của nghệ thuật biểu trưng. về sự chia sẻ quan tâm đến các chi tiết đẹp, như chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Celtic và Nhật Bản. toàn thế giới.
Art Nouveau được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực thiết kế như công trình kiến trúc, nghệ thuật trang trí (đồ trang sức, nội thất, dệt may, đồ chế tác bằng bạc, đèn chiếu sáng..), nội thất và hội họa.

Phong cách Art Nouveau ra đời như thế nào?
Art Nouveau ra đời dựa trên hai nền tảng chính:
- Art & Crafts là phong cách thể hiện sự phản bác lại những lộn xộn trong các thiết kế của nghệ thuật trang trí thời Victoria. Tìm hiểu thêm về phong cách thiết kế Art & Craft!
- Ảnh hưởng của làn sóng nghệ thuật Nhật Bản đương thời. Cụ thể hơn là tranh in mộc bản. Chúng đã tác động lớn tới các tác phẩm của nghệ sĩ châu Âu trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XIX. Trong đó những họa tiết hoa lá, đường cong xoáy là yếu tố then chốt để hình thành nên Art Nouveau sau này.

Phong cách Art Nouveau phát triển như thế nào?
Phong cách thiết kế Art Nouveau ra đời như một sự chống lại phong cách cổ điển truyền thống. Giai đoạn 1890 – 1910, Art Nouveau đã xuất hiện tại Luân Đôn và Paris với mùa đích đưa nghệ thuật vào thiết kế thi công nội thất thường ngày.
Tới năm 1910, phong cách này mới được giới thiệu rộng rãi ở Paris. Ban đầu những người trưởng thành trong thời đại Victoria cho rằng Art Nouveau quá ngông cuồng, lố bịch nhưng cuối cùng vẫn bị trường phái nghệ thuật này chinh phục.

Art Deco (1910 – 1940) là gì?
Art Deco được phát triển từ những giá trị đẹp đẽ của Art Nouveau. Phong cách nghệ thuật mang đậm tính chiết trung có nguồn gốc từ thành phố Paris (Pháp) hoa lệ vào sau Thế chiến thứ I. Giai đoạn 1920 – 1940 được xem là thời kỳ hưng thịnh của phong trào Art Deco và nó bắt đầu suy yếu sau Thế chiến thứ II.
Đặc trưng của Art Deco nằm ở màu sắc phong phú, hình dạng hình học táo bạo và những đường tuyến tính. Hình ảnh cách điệu thiên nhiên xuất hiện tương đối nhiều trong các công trình mang lối thiết kế này. Bên cạnh đó, hình ảnh của trang thiết bị hiện đại như máy bay, ô tô, tàu hoả cũng được đưa vào nhằm đại diện cho sự sáng tạo tiến bộ của chủ nghĩa hiện đại lúc bấy giờ.
Tìm hiểu thêm về phong cách Art Deco trong bài viết:


Đặc điểm của Art Nouveau
Hình khối nổi bật
Phong cách thiết kế Art Nouveau đã mang đến những chuẩn mực mới về cái đẹp, đặc biệt trong thiết kế nội thất cao cấp. Phong cách Art Nouveau được phân biệt bằng cách sử dụng hoa văn, các đường lượn sóng, bất đối xứng, các họa tiết cách điệu từ các hình thức tự nhiên (hoa và cây), hình ảnh các nàng tiên và các đường cong mềm mại (tròn). vòng cung, hình parabol và hình bán nguyệt)…
Nhìn chung đường nét trong các thiết kế biệt thự theo phong cách Art Nouveau được đánh giá cao. Các nghệ sĩ thời đại đó đã rất tỉ mỉ và cầu toàn trong từng chi tiết để tạo nên được những tác phẩm đặc sắc nhất.

Vật liệu – chất liệu sử dụng có tính ánh kim
Nội thất theo phong cách Art Nouveau được tạo nên từ nhiều chất liệu khác biệt. Trải dài từ vật liệu bình dân như gốm sứ, bạc, thiếc,…cho tới đá cẩm thạch, gỗ quý, lông thú,…
Ngoài ra, đồ trang trí kim hoàn cũng cũng được ưa chuộng để toát lên sự hào nhoáng, lộng lẫy cho thiết kế nội thất chung cư. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là các vật liệu kim loại có tính ánh kim với sắc vàng sang trọng. Chúng khiến cho những họa tiết trong thiết kế Art Nouveau trở nên xa hoa, sang trọng hơn nhiều lần. Bên cạnh đó, vật liệu này cũng có độ bền theo thời gian nhằm gia tăng tuổi thọ cho món đồ nội thất.

Màu sắc tươi sáng
Phong cách thiết kế Art Nouveau có nhiều đột phá hơn so với sự phát triển của thời đại. Chính vì thế, phong cách này không những không có giới hạn về màu sắc mà còn rất đa dạng, phong phú.
Tuỳ thuộc vào chủ đích thiết kế của công trình để chọn màu sắc phù hợp. Nếu như theo đuổi sự sang trọng, xa hoa thì màu vàng, màu trắng là lựa chọn tuyệt vời. Còn những màu sắc như xám, xanh và nâu sẽ phù hợp với không gian mang đậm vẻ đẹp của thiên nhiên.

Ứng dụng của Art Nouveau
Art Nouveau ứng dụng rộng rãi nhất trong kiến trúc và trang trí-điêu khắc, cùng với đó là một kho tàng tác phẩm hội họa còn sót lại.

Một trong những ví dụ điển hình nhất của Art Nouveau là Tháp Eiffel được khánh thành vào năm 1889 tại Pháp. Trên khắp châu Âu ngày nay vẫn còn dấu tích của Art Nouveau trên nhiều loại công trình kiến trúc và trang trí.

Không chỉ xuất hiện ở châu Âu, do những biến cố lịch sử của thế kỷ 19 và 20, dấu ấn của phong trào này còn theo chân người Pháp và người Anh đến châu Á. Hiện nay ở Việt Nam, những di tích mang đậm nét Tân nghệ thuật vẫn còn tồn tại giữa lòng thủ đô Hà Nội cổ kính. Một số công trình quen thuộc với nhiều người dân nơi đây như Nhà hát lớn Hà Nội, Tòa soạn báo Hà Nội mới, Nhà khách Chính phủ (trước đây là Dinh Bắc Kỳ), ...

Trong kiến trúc hiện đại ngày nay, chỉ những công trình đặc biệt như phim trường, khu vui chơi, quán cà phê… vẫn sử dụng phong cách Art Nouveau. Tại châu Âu, một số công trình kiến trúc, viện bảo tàng, nhà ga xe lửa vẫn còn lưu giữ hình ảnh của trào lưu đình đám một thời này.
Art Nouveau và Art Deco.
Khoảng năm 1910 thì Art Nouveau bắt đầu được thay thế bởi Art Deco - Phong cách Nghệ thuật thị giác. Art Deco là sự kế thừa từ Art Nouveau và bản thân sự kế thừa đó đã có một sự cách mạng đáng kể.
Việc sử dụng các hình dạng trang trí có lẽ là cách dễ nhất để so sánh Art Nouveau và Art Deco. Nếu Art Nouveau sử dụng các đường cong, các hình thức tự nhiên như tiên nữ, côn trùng và cỏ dại (đặc trưng trên đèn Tiffany) thì Art Deco lại thích các đường ngang, tuyến tính được đặt trong bất kỳ sự sắp xếp nào. Art Deco thanh mảnh, gọn gàng, đối xứng với các họa tiết như hình tam giác, hình ziczac, hình bình hành,… tượng trưng cho những tiến bộ trong thương mại, tiến bộ khoa học công nghệ và tốc độ.
Phong cách nghệ thuật Art Nouveau thiên về tính thẩm mỹ. Art Nouveau ít thực dụng hơn, ít công nghiệp hơn, nhiều chi tiết và phức tạp hơn trong thiết kế và trang trí. Trong khi đó, Art Deco lại nhấn mạnh vào hình thức và chức năng. Đây cũng là biểu hiện sớm nhất để phát triển thành Chủ nghĩa Hình thức, Chủ nghĩa Công năng sau này. Art Deco giới thiệu thép không gỉ, thủy tinh, kim loại, gỗ dát và nhựa vào thiết kế, đặc biệt bởi vẻ đẹp bóng bẩy, bề mặt phẳng, thiết kế liền mạch và sắc nét.
Về bản chất, trong những năm 1920 và 1930, vật liệu này được dùng để đại diện cho phong cách thiết kế của “thời đại”; nơi Art Nouveau chỉ mới bắt đầu, và Art Deco đang dần đạt đến đỉnh cao.
Điều thú vị nhất là cả hai ngôi trường này đều mang đến cảm giác hoàn toàn mới mẻ và độc đáo. Chúng tạo thành cầu nối giữa các trường phái thiết kế của thế kỷ 19 như “chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tân cổ điển” mang cảm giác cổ điển với “chủ nghĩa hiện đại”.







Tổng kết
Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và hình khối đã khiến Art Nouveau được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng những phong cách này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đặc biệt trong các công trình hiện đại, các kiến trúc sư đã khéo léo kết hợp Art Nouveau với các phong cách khác để tạo nên một không gian sống khác biệt cho gia chủ.