Thiết kế thi công nội thất phòng tắm/nhà vệ sinh và phong thủy ra sao?

Hiện nay, không gian phòng tắm đang được rất nhiều chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Vì vậy, việc thiết kế phòng tắm nhỏ là một thách thức đối với các kiến trúc sư. Với diện tích khá nhỏ, làm thế nào để tạo nên một không gian sang trọng, hiện đại và tiện nghi nhất cho người sử dụng? Vậy tại sao người ta lại quan tâm đến việc thiết kế thi công nội thất phòng tắm? Đừng bỏ qua phong thủy phòng vệ sinh hoặc phòng tắm hợp ngũ hành nếu bạn không muốn tạo ra nguồn năng lượng xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài vận của các thành viên trong gia đình.

Tại sao bạn cần chú ý đến thiết kế thi công phòng tắm?

Ngày nay, phòng tắm hay nhà vệ sinh không chỉ là nơi để giải quyết nỗi buồn sinh lý mà còn là nơi để bạn thực sự “giải quyết tâm tư”. Ngoài việc đi vệ sinh, tắm, sấy tóc hay các sinh hoạt cơ bản, một số người còn có thói quen đọc sách/báo, hát và xem điện thoại/TV. Vì vậy, hiện nay rất nhiều gia chủ hướng tới thiết kế và thi công nội thất cho phòng tắm.

Theo thống kê ở Vương quốc Anh về thời gian sử dụng phòng tắm trong suốt cuộc đời mỗi người dựa trên tuổi thọ trung bình 81,5 năm:

  • Nam giới trung bình dành khoảng 855,8 ngày trong cuộc đời của họ trong phòng tắm (2 năm 125 ngày).
  • Phụ nữ dành khoảng 770,8 ngày trong cuộc đời trong phòng tắm (2 năm và 40 ngày).

Cụ thể như sau:

Theo thống kê ở Vương quốc Anh về thời gian sử dụng phòng tắm trong suốt cuộc đời mỗi người dựa trên tuổi thọ trung bình 81,5 năm

Phòng tắm tích hợp nhà vệ sinh được trang bị nhiều tiện nghi để tạo cảm giác thoải mái. Thế nhưng, làm sao để có được một mẫu nhà vệ sinh đơn giản, đẹp mắt mà vẫn chứa đầy đủ các tiện nghi ấy? Xây dựng phòng tắm nhỏ xinh kết hợp thiết kế chuẩn spa, không gian phòng tắm không còn là nơi chỉ để bạn bước vào là nhanh chóng muốn đi ra ngoài mà sẽ là nơi bạn có thể trút bỏ mọi lo toan, áp lực cuộc sống để F5 để lại tinh thần tuyệt vời nhất.

Nguyên tắc thiết kế thi công nội thất phòng tắm

Không có phòng nào trong nhà đầy đủ tiện ích – điện, nước, cống như phòng tắm. Với chức năng của phòng tắm, nếu không có cách bố trí hiệu quả có thể gây nguy hiểm cho gia chủ. Nếu người thiết kế nội thất biết cách sắp xếp và bố trí kích thước, bố cục phù hợp sẽ giúp gia chủ có một không gian thoải mái dù là thiết kế nội thất chung cư. Dưới đây là 7 nguyên tắc thiết kế phòng tắm mà các nhà thiết kế nội thất không thể bỏ qua:

  1. Nguyên tắc bố trí toilet trong phòng tắm
  2. Nguyên tắc bố trí vòi sen trong phòng tắm
  3. Nguyên tắc lắp đặt điện trong phòng tắm
  4. Nguyên tắc bố trí thông gió trong phòng tắm
  5. Nguyên tắc bố trí nội thất trong phòng tắm gia đình
  6. Nguyên tắc bố trí phòng tắm chính
  7. Nguyên tắc bố trí nội thất trong phòng tắm chính

Cụ thể như sau:

Nguyên tắc bố trí toilet trong phòng tắm

  • Phía trước Toilet: Phía trước Toilet phải dọn dẹp vật cản trở, bố trí cách tường và đồ đạc khác. Khoảng cách tối thiểu đến vật khác là 53 cm
  • Các cạnh bên của Toilet: Khoảng cách ngắn nhất từ tâm Toilet đến bất kỳ bức tường phụ, vách ngăn, vanity hay các vật cản khác là 38cm. Từ tâm toilet đến tâm các vật dụng tiếp giáp là 76cm. Lưu ý: khoảng cách từ toilet cho đến tường ít nhất là 38cm và các hệ thống cấp thoát nước là 76cm.
Vị trí bố trí Toilet trong phòng tắm. Ảnh minh họa sưu tầm
Vị trí bố trí Toilet trong phòng tắm. Ảnh minh họa sưu tầm

Nguyên tắc bố trí vòi sen trong phòng tắm

  • Kích thước vòi hoa sen: Diện tích tối thiểu đển chỗ vòi phun nước là 91.5cm x 91.5cm
  • Cửa phòng tắm vòi sen: Phải lật ra bên ngoài.
Nguyên tắc bố trí vòi sen trong phòng tắm
Nguyên tắc bố trí vòi sen trong phòng tắm. Ảnh minh họa sưu tầm

Nguyên tắc lắp đặt điện trong phòng tắm

Điện và nước rất nguyên hiểm vì thế điện cần phải đảm bảo an toàn từ đèn chiếu sáng, đến công tắc ….

  • Ổ cắm điện: Phải cách nơi có nguồn nước ít nhất 182 cm và có GFCI bảo vệ.
  • Công tắc điều khiển đèn: Trong phòng tắm có ít nhất một bóng điện chiếu sáng và công tắc điện được đặt ở trên tường gần lối đi vào nhà tắm.
Nguyên tắc lắp đặt điện trong phòng tắm
Nguyên tắc lắp đặt điện trong phòng tắm. Ảnh minh họa sưu tầm

Nguyên tắc bố trí thông gió trong phòng tắm

Phòng tắm không yêu cầu có quạt thông gió, nhưng ít nhất có một cửa sổ có diện tích ít nhất 0.3m2 . Cửa sổ mở được ít nhất một cánh.

Nguyên tắc bố trí nội thất trong phòng tắm gia đình

Trong nhiều ngôi nhà, phòng tắm gia đình là phòng tắm duy nhất và có rất nhiều trẻ con, người cao tuổi nên cần chú ý.

  • Bồn rửa mặt có góc bo tròn: Các góc sắc khi va chạm mạnh. Trẻ em có thể làm tổn thương mặt hoặc đầu. Bạn nên làm góc bo tròn thay vì góc nhon.
  • Khăn tắm: Mỗi người sử dụng một khăn tắm. Nếu thiếu không gian tường cho nhiều thanh móc khăn, bạn có thể cài đặt các thanh đôi hoặc thậm chí ba thanh. Điều này cho bạn không gian cho một số khăn ở chiều rộng của một thanh khăn.
  • Nhiều nơi chứa đồ: Hầu hết mọi người nghĩ về phòng tắm lưu trữ như là không gian dưới tủ cho giấy vệ sinh. Nhưng bạn cần có 1 tủ lưu trữ cao và rộng không quá 30 cm để có thể lắp vừa vào những chỗ kín.
Nguyên tắc bố trí trong phòng tắm gia đình
Nguyên tắc bố trí trong phòng tắm gia đình. Ảnh minh họa sưu tầm

Nguyên tắc bố trí nội thất trong phòng tắm chính

Phòng tắm chính là nơi sang trọng. Thường đặt trong phòng ngủ chính và chứa đầy đủ tiện nghi: Toilet, bồn rửa, vòi hoa sen và bồn tắm.

  • Chậu rửa tay đôi: Được lắp đặt khi phòng tắm chính đủ lớn để chứa hai người cùng một lúc. Điều này giải quyết nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh ở các khung giờ cao điểm như chuẩn bị đi làm, đi học.
  • Móc đồ: đặt sau cửa ra vào hoặc trong không gian quá hẹp để tủ có thể “cất giữ” tạm thời áo choàng, khăn tắm hoặc quần áo.
  • Gương trang điểm: Dù không cần thiết nhưng một chiếc gương và bóng đèn nhỏ sẽ khiến thiết kế phòng tắm của bạn trông thật sang trọng.
  • Nước đủ nóng: Một bồn tắm thơm là hoàn hảo vào cuối một ngày dài. Các bồn ngâm lớn sử dụng nhiều nước hơn bình thường đặc biệt là nước nóng. Bạn nên nâng cấp máy nước nóng lên ít nhất 2/3 dung tích bồn tắm.
Nguyên tắc bố trí phòng tắm chính
Nguyên tắc bố trí phòng tắm chính. Ảnh minh họa sưu tầm

Theo các nguyên tắc bố trí phòng tắm này ta có thể thấy:

  • Phòng tắm đẹp nhưng cũng cần đầy đủ các tiện nghi đáp ứng nhu cầu.
  • Việc bố trí các tiện nghi này cũng cần tối giản để đảm bảo không gian sinh hoạt.

Chi tiết cách làm như thế nào mời độc giả tìm hiểu qua nội dung tiếp theo.

Thiết kế phòng tắm nhỏ và những mẹo thiết kế làm rộng không gian

Bên cạnh việc chọn hướng phòng, cách bố trí không gian, vật dụng, đồ trang trí và xu hướng thiết kế nội thất nhà vệ sinh, phòng tắm cũng đòi hỏi tuân theo các kiến thức phong thủy cụ thể.Trong những căn nhà phố hiện nay thì diện tích phòng tắm khá nhỏ hẹp. Tuy nhiên bạn có thể cải thiện được tình trạng đó khi thiết kế phòng tắm nhỏ với những mẹo đơn giản và hiệu quả dưới đây.

Chỉ nên lựa chọn bồn tắm có kích thước phù hợp. Đây cũng là đồ nội thất sẽ tạo được điểm nhấn cho không gian nếu bạn biết kết hợp khéo léo với màu sơn tường như be, hồng,…

phòng tắm diện tích nhỏ
thiết kế phòng tắm nhỏ sang trọng

Dù thiết kế phòng tắm nhỏ nhưng các khu vực chức năng vẫn cần thiết kế tách biệt để tránh ánh hưởng đến việc sử dụng của nhiều người cùng một lúc. Tuy phòng tắm có diện tích nhỏ nhưng nếu bạn biết cách lựa chọn màu sắc phù hợp, cất trữ đồ đạc khéo léo thì mọi người sẽ luôn cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

Lựa chọn màu sắc cho không gian phòng tắm nhỏ

Sự tương phản về màu sắc sẽ tạo ra được một không gian cá tính và sinh động. Vì vậy đối với những phòng tắm nhỏ thì cũng nên lựa chọn những màu sắc tương phản để tạo ra một không gian độc đáo.

Màu sắc dùng tô điểm cho phòng vệ sinh không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho kiến trúc mà còn ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái của người sử dụng. Trong thiết kế phòng vệ sinh hiện đại, nhiều người thường có xu hướng chọn những gam màu sáng, tạo cảm giác sạch sẽ, sáng sủa như trắng, be, xám,…

Những gam màu này xét trên góc độ phong thủy cũng hoàn toàn phù hợp với phòng tắm và phòng vệ sinh. Bởi đây là các màu sắc thuộc hành Kim, phòng tắm và nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, Kim sinh Thủy, sẽ tốt cho cung mệnh của gia chủ.

thiết kế phòng tắm nhỏ với màu sắc độc đáo
mẫu phòng tắm nhỏ với màu sắc tươi sáng

Không nên thiết kế quá nhiều móc treo hay tủ đứng sẽ khiến không gian phòng tắm trở nên chật chội hơn. Nên tận dụng các bệ cửa sổ hay các vị trí như phía sau cửa để căn phòng được gọn gàng hơn.

Lựa chọn thiết bị nội thất trong phòng tắm

  • Khi thiết kế phòng tắm nhỏ thì không nên chọn mua những bồn tắm lớn. Cần lựa chọn được loại bồn tắm phù hợp với diện tích phòng tắm. Nếu diện tích nhỏ quá thì tốt nhất không nên sử dụng bồn tắm
  • Nên lựa chọn bồn rửa mặt có chiều cao phù hợp với phong cách tổng thể của nội thất để tạo thêm không gian sử dụng.
  • Gạch lát sàn nên chọn màu sáng để khiến không gian luôn được sạch sẽ, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát hơn.
  • Vòi hoa sen chỉ nên thiết kế vừa tầm tay với khoảng từ 1m6 đến 1m8. Đây là khoảng cách chuẩn của người Việt Nam.
  • Đường ống cấp thoát nước: Đường ống cấp thoát nước nên thiết kế thẳng, nằm trên dốc. Hạn chế tối đa các góc vì sau khi sử dụng sẽ rất dễ bị tắc.
  • Chiều cao chân đế của phòng tắm: Phải thấp hơn mặt sàn bên ngoài từ 3cm-5cm nếu đặt trong nhà. Nếu đặt nền quá thấp, nước có thể bắn ra ngoài hoặc quá cao sẽ rất khó vào phòng tắm.
  • Độ dốc nền nhà tắm: theo tỷ lệ 1,5-2cm tùy theo chiều dài và chiều rộng của phòng tắm. Nếu độ dốc thấp, nước sẽ khó thoát nước nên nền móng bị ảnh hưởng khi luôn trong tình trạng ẩm thấp. Nếu nền nhà quá cao sẽ tạo cảm giác không thoải mái khi sinh hoạt bên trong.
  • Khi thi công nhà phố nên chú ý khi xây dựng bể phốt: Bể phốt được xây bằng gạch, bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc bê tông cốt thép đổ tại chỗ, hoặc được đúc sẵn bằng các vật liệu như: Composit, .. Xây dựng bể phốt phải kín và kín, đảm bảo an toàn cho kết cấu, kể cả trong điều kiện có đầy nước hoặc không chứa nước, dưới tác động của các công trình trên. và gần đó.

Lựa chọn ánh sáng trong phòng tắm nhỏ

Khi thiết kế phòng tắm nhỏ cần quan tâm đặc biệt đến ánh sáng của căn phòng. Khi lựa chọn được ánh sáng phù hợp cùng các đồ nội thất khác sẽ mang lại cho người dùng cảm giá thư giãn, tươi mới và quyến rũ.

Với diện tích nhà tắm nhỏ thì nên ưu tiên cho những ánh đèn sáng trắng. Những loại đèn được lựa chọn nên đặt cả 2 bên gương soi. Tuy nhiên không nên thiết kế cao quá cao so với gương soi. Phòng vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm thấp lại có nhiều uế khí nên tính âm rất cao. Để đảm bảo cân bằng âm dương, trong thiết kế thi công nội thất phòng vệ sinh, phòng tắm theo phong thủy gia chủ nên chú ý đến ánh sáng và thông gió.

Khi thiết kế ánh sáng cho nhà vệ sinh nên đảm bảo tận dụng cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Trong điều kiện không thể sử dụng ánh sáng mặt trời, lời khuyên cho bạn nên sử dụng ánh sáng nhân tạo có màu sắc gần với ánh sáng tự nhiên nhất. Đồng thời phải bố trí phù hợp để cung cấp đủ nguồn sáng cho toàn bộ không gian. Nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo thì phải dùng theo tỷ lệ ánh sáng theo diện tích là 4W/30cm2.

Cửa nhà tắm

Cửa nhà tắm nên làm bằng chất liệu có tính ngăn thấm nước, chống gỉ, mục. Không nên sử dụng cửa gỗ vì đây là không gian khá ẩm sẽ khiến gỗ dễ hư,mục. Ngoài ra cần thiết kế thanh chắn ở cửa để đề phòng nước thoát ra ngoài.

Vách ngăn nhà tắm

Vách ngăn nhà tắm thường chiếm nhiều diện tích nhất. Vì thế nếu diện tích phòng khách quá nhỏ thì không nên sử dụng vách ngăn này. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên lựa chọn những vật liệu bằng kính. Đây là vật liệu vừa tiết kiệm tối đa diện tích, lại chống thấm, có độ bền cao.

Lưu ý khi thiết kế nhà tắm nhỏ

thiết kế phòng tắm nhỏ tiện nghi
lưu ý khi thiết kế phòng tắm diện tích nhỏ

Không gian phòng tắm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng cũng như tài vận của gôi nhà. Vì vậy việc thiết kế nhà tắm, nhất là đối với những nhà tắm có diện tích nhỏ là việc mà bạn không thể xem nhẹ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà tắm nhỏ mà bạn phải biết.

Khi thiết kế phòng tắm nhỏ thì không nên xây dựng cùng hướng với phòng bếp, hoặc ngay sát phòng bếp sẽ khiến không gian bất tiện và gây ra cảm giác mất vệ sinh cho người dùng. Không nên xây dựng phòng tắm dưới cầu thang vì khi sử dụng sẽ gây ra cảm giác bí bách, khó chịu.

Khu vực nhà tắm cần được thông thoáng, đủ ánh sáng, dễ lưu thông khí và luôn được vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn môi trường vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Ngoài ra để tạo được cảm giác khô ráo, sạch sẽ trong phòng tắm thì bạn cần thiết kế với độ dốc nền hợp lý để đảm bảo việc thoát nước và sự thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Nguyên tắc bố trí phòng tắm

Bên cạnh việc chọn hướng phòng, cách bố trí không gian, vật dụng, đồ trang trí và xu hướng thiết kế nội thất nhà vệ sinh, phòng tắm cũng đòi hỏi tuân theo các kiến thức phong thủy cụ thể. Nhà vệ sinh đặt tại các phương vị khác nhau sẽ gây ra ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe, cuộc sống của gia chủ. Theo các chuyên gia thiết kế nội thất cao cấp, việc xác định hướng phòng vệ sinh, phòng tắm được dựa trên nguyên tắc “tọa hung hướng cát”.

Một nguyên tắc thiết kế phòng tắm chuẩn đó là: Bố trí bàn rửa mặt, soi gương đối diện cửa vào phòng, khu vực tắm có vách ngăn và sàn thường thấp hơn khu vực bàn rửa mặt để nước không bị tràn lên khu vực này. Hệ thống thoát nước của khu tắm nên được bố trí làm sao thuận tiện cho quá trình vệ sinh. Bồn cầu nên đặt ở một góc kín đáo, không nên đặt bồn cầu vào vị trí tâm điểm của nhà vệ sinh hay đối diện cửa ra vào vì nó gây rất nhiều bất lợi cho quá trình sử dụng.

phòng tắm với các vật dụng hợp lý

Ngoài ra các vật dụng cá nhân sử dụng cho việc tắm rửa và trang điểm như nước hoa, mỹ phẩm, bàn chải, dầu gội đầu, sữa tắm nên để trên kệ chứ không để dưới sàn. Đây cũng là cách tiết kiệm không gian cho những phòng tắm có diện tích nhỏ.Nên tận dụng những góc hợp lý để cất trữ đồ đạc như góc tường, phía sau cánh cửa,…

Nên bố trí phòng tắm – phòng vệ sinh gần phòng ngủ để tiện cho sinh hoạt. Nếu phòng ngủ rộng thì có thể thiết kế ngay trong phòng ngủ. Còn nếu phòng ngủ hẹp thì có thể thiết kế nhà vệ sinh bên cạnh.

Những kiêng kỵ cần tránh khi thiết kế phòng vệ sinh theo phong thủy

Gia chủ nên tránh những điều sau khi thiết kế phòng vệ sinh, phòng tắm theo phong thuỷ nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc, may mắn của các thành viên trong gia đình:

  • Không nên đặt nhà vệ sinh ở tầng trên mà bên dưới là phòng ngủ. Hay để đầu giường tựa vào phòng vệ sinh. Khí hung từ phòng vệ sinh dễ khiến sức khỏe gia chủ giảm sút, dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa.
  • Kiêng kỵ để nước trong nhà vệ sinh rò rỉ sẽ khiến tài lộc gia đình trôi ra ngoài đồng thời sẽ khiến phòng tắm ẩm thấp hơn.
  • Hướng đặt bồn cầu không được trùng với hướng nhà.
  • Không nên thiết kế nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang bởi âm khí tích tụ, cản trở các dòng sinh khí lưu thông, gây ra sự ù lì, thụ động. Cũng bởi vậy, theo phong thủy, nam giới sinh sống trong nhà có thiết kế như vậy thường chịu tác động xấu đến công danh, sự nghiệp như dễ gặp thất bại, việc học hành sa sút, tiếp thu chậm,…
  • Không nên thiết kế nhà tắm kín, không có cửa sổ hay hệ thống thông gió: Với đặc trưng không gian nhỏ hẹp, phòng vệ sinh cần tạo được sự thoáng đãng bằng việc  thiết kế cửa sổ và lắp đặt hệ thống thông gió.
Không nên thiết kế nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang
Không nên thiết kế nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang (Ảnh sưu tầm)

Một số mẫu phòng tắm đẹp diện tích nhỏ

phòng tắm nhỏ đẹp- mẫu 1

Mẫu phòng tắm số 1 này đã tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên từ phía cửa sổ của căn phòng. Đây cũng là cách lấy sáng tự nhiên vào ban ngày, lại giúp được cho không gian luôn được sạch sẽ, tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Vật liệu xây dựng bằng đá nhân tạo sáng màu khiến không gian phòng tắm trở nên nổi bật và rộng hơn.

phòng tắm nhỏ được yêu thích-mẫu số 2

Mẫu phòng tắm số 2 này cũng được lựa chọn màu trắng làm tông màu chủ đạo. Bồn cầu bằng sứ cao cấp màu trắng, gạch lát tường màu trắng khiến không gian luôn được sạch sẽ.

Phòng tắm nhỏ hiện đại

thiết kế phòng tắm tiện nghi
phòng tắm nhỏ được yêu thích – mẫu số 3

Vì có diện tích khiêm tốn nên mẫu phòng tắm số 4 này được sử dụng nội thất khá đơn giản. Tuy nhiên, nhìn vào không gian này bạn vẫn thấy được vẻ sang trọng và hiện đại của nó. Nền gạch men được lựa chọn khá sáng tạo cho nội thất phòng tắm nhỏ đẹp này. Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn một số mẫu thiết kế phòng tắm nhỏ cũng như mẹo chọn nội thất phù hợp với không gian mà bạn đang có. diện tích nhỏ.